[Thế Giới Bóng Đá] Tự Truyện của ZATALAN IBRAHIMOVIC : I AM ZATALAN IBRAHIMOVIC (3)

  • XCHECKERVIET.ONE là tên miền phụ khi checkerviet không truy cập được.
    CLICK HERE để truy cập vào kênh telegram của diễn đàn.
    CHÚ Ý: Cập nhật mới nhất v/v đăng ký nhà cung cấp tại checkerviet Xem thêm
Cài đặt VPN 1.1.1.1 khi checkerviet bị chặn
Cài đặt ngay

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Không muốn ở lại Barca, Ibra và người đại diện của mình đã “ra tay”. Cuộc đối đầu giữa Ibra và Guardiola ngày càng nóng.

Kỳ 69: Màn báo thù của Ibra

Ở Hàn Quốc, tôi có cuộc gặp gỡ với Josep Maria Bartomeu, vị tân Phó Chủ tịch của đội. Chúng tôi ngồi trong khách sạn và nói chuyện. Ông ấy tỏ ra rất rõ ràng:

"Zlatan, nếu có bất kỳ đề nghị tuyển mộ nào, hãy xem xét nó nhé".

"Tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi là cầu thủ Barcelona, tôi sẽ ở lại Barca".

Josep Maria Bartomeu trông ngạc nhiên lắm.

"Nhưng làm sao chúng ta có thể giải quyết việc này?", ông ấy hỏi.

"Tôi có một sáng kiến này".

"Thật ư?".

"Ông gọi điện cho Real Madrid đi".

"Tại sao chúng tôi phải gọi?".

"Bởi vì nếu phải rời Barcelona, tôi chỉ muốn đến Real Madrid mà thôi. Ông có thể làm cho điều ấy xảy ra mà, đúng không?".

Mặt Josep Maria Bartomeu bắt đầu xuất hiện vẻ kinh dị.

"Anh đùa đấy à?"

Tôi làm vẻ mặt nghiêm túc hết cỡ

"Không hề. Chúng ta đang có một vấn đề thật sự nghiêm trọng ở đây. Vị HLV trưởng của chúng ta không đủ đàn ông để mở miệng ra và nói rằng ông ấy không muốn có tôi trong đội. Tôi muốn ở lại đấy. Nhưng tôi không không lỳ lợm đến mức bất chấp tất cả mà ngồi dự bị. Nhưng nếu muốn tôi ra đi ư, hãy đến và nói thẳng với tôi nè, nói một cách thật rõ ràng và thẳng thắn. Và khi ấy, CLB duy nhất mà tôi muốn chuyển nhượng chính là Real, như ông đã biết rồi đấy".

Tôi rời khỏi phòng, mọi chuyện giờ đã rõ ràng. Cuộc chiến đã chính thức được mở ra với cái tên Real. Tất nhiên, đấy chỉ là một nước cờ, một nước đi vừa mang tính thăm dò, vừa mang tính khiêu khích. Trên thực tế, thông qua Mino, tôi biết Manchester City và AC Milan mới là những mục tiêu khả dĩ.

Tôi bắt đầu quan tâm đến những lời đề nghị ấy. Tôi biết những gì đang xảy ra ở City, biết về những món tiền đã được rót vào CLB này sau sự xuất hiện của tập đoàn từ UAE. City có thể trở thành một CLB hàng đầu trong vài năm nữa.

Nhưng tôi chuẩn bị bước sang tuổi 29. Tôi không còn thời gian để lên những kế hoạch dài hạn, và tiền chưa bao giờ là mối bận tâm lớn nhất. Tôi muốn một đội bóng đang mạnh để giành Champions League. Và không có CLB nào ở châu Âu có lịch sử như Milan.

"Chúng ta sẽ đến Milan," tôi nói với Mino.

Từ sau cái ngày Guardiola gọi tôi đến và nói là tôi sẽ ngồi dự bị, giữa chúng tôi coi như đã hết đường đối thoại. Việc ấy, cùng với cuộc nói chuyện giữa tôi và Josep Maria Bartomeu đã đặt một sức ép đáng kể lên Ban lãnh đạo. Vì Pep không còn muốn tôi nên họ nhiều khả năng sẽ phải bán tôi đi với giá rẻ, chấp nhận một khoản lỗ khổng lồ chỉ sau 1 năm.

Chúng tôi có một bữa họp với Sandro Rosell. Vị Chủ tịch mới không hề biết những vấn đề giữa tôi và Guardiola. Ông ấy chỉ hiểu là tình huống không thể cứu vãn được nữa mà Barca đành phải bán tôi đi với bất kỳ giá nào, còn không thì phải sa thải HLV.

Nhưng làm sao Rosell làm thế được, sau tất cả những thành công mà Guardiola đã mang lại trong 2 năm trước đó. Nghĩa là Rosell rơi vào thế không còn sự lựa chọn nào khác. Giờ thì Rosell có thích tôi hay ghét tôi cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Rosell buộc phải "tiêu diệt" tôi để làm hài lòng Guardiola.

"Tôi thật sự xin lỗi về việc này," Rosell nói. "Nhưng thực tế là như vậy đấy. Anh có muốn sang bất kỳ CLB nào không?".

"Có chứ," tôi và Mino nói y hệt những gì đã từng nói với Bartomeu. "Tôi đang thích một CLB".

"Tốt, rất tốt. Đội nào thế?".

"Real Madrid".

"Không thể được. Anh có thể sang mọi CLB trên đời, trừ Real".

Tôi vẫn kiên quyết giữ lập trường của mình, cố đẩy CLB vào tình huống khó khăn để họ nhận ra gã Guardiola ấy đã mang lại những phiền phức nào.

"Real Madrid là CLB duy nhất mà tôi muốn chuyển nhượng. Tôi thích Mourinho. Ông hãy gọi điện cho họ và giải quyết việc này đúng không?".

Tất nhiên là không rồi, trên đời không còn chuyện gì khó tin hơn là Barca gọi điện cho Real hỏi ý họ xem có muốn mua ngôi sao của mình hay không. Sandro Rosell bắt đầu hoảng loạn. CLB đã mua tôi với giá 70 triệu euro. Rosell vừa đắc cử Chủ tịch đã được Guardiola "tặng quà".

Làm sao có thể thu hồi vốn đây. Bán cho Real thì có thể được giá đấy, nhưng CĐV sẽ bắn chết Rosell trước khi ông có thể ký vào bất kỳ chứng từ nào.

Tôi cố nhồi thêm thuốc súng: "Mọi chuyện dễ thôi mà. Mourinho có nói là ông ấy muốn có tôi tại Real đấy", tôi bịa ra câu chuyện ấy.

"Không! Không đời nào!"

"Thế thì chán nhỉ. Real là CLB duy nhất tôi nghĩ đến vào lúc này".

Chúng tôi rời khỏi phòng của Rosell với nụ cười trên môi.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Real, Real và Real. Chỉ một cái tên ấy là đủ khiến Rosell mất ăn mất ngủ. Nhưng miệng tôi cứ nói Real với Rosell, còn sau lưng thì chúng tôi âm thầm liên hệ với Milan.

Kỳ 70: Thông điệp cho Pep

Chúng tôi thậm chí đã nhận lời giúp Milan hạ giá cuộc chuyển nhượng đến mức tối thiểu. Rosell càng muốn bán và càng sợ hãi cái tên Real bao nhiêu, điều ấy lại càng tốt cho Milan bấy nhiêu.

Trò chơi tâm lý cứ thế mà tiếp tục được nâng lên những cấp độ cao hơn, nhưng thời gian cũng không còn thư thả. Đồng hồ đang dần đếm ngược đến ngày 31/8, tức là ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng.

Ngày 27/8, Barca có trận giao hữu với chính Milan tại Nou Camp. Chưa có gì được quyết định và tất cả chỉ là chuyện đồn đoán của truyền thông. Nhưng Phó Chủ tịch của Milan, Adriano Galliani, đã tuyên bố với các cộng sự là sẽ không rời Catalonia chừng nào chưa có chữ ký của Ibrahimovic.

Từ các khán đài Nou Camp, các CĐV đã trưng lên biểu ngữ "Ở lại đi Ibra!" ở mọi nơi. Tôi cũng là một trong những tiêu điểm của trận đấu ấy, bên cạnh Ronaldinho.

Ngày trước Ronaldinho là Thánh ở Barcelona, từng 2 lần liên tiếp được bầu là cầu thủ hay nhất thế giới. Giờ thì anh ấy đã là cầu thủ của Milan. Trước trận đấu, hình ảnh của anh ấy được chiếu qua màn hình lớn. Anh ấy sẽ chạy một vòng danh dự quanh sân vận động.

Chúng tôi ngồi trong phòng thay quần áo và chờ đến lúc bước vào sân. Khi ấy trong tôi có cảm giác bâng khuâng. Liệu đây có phải là trận đấu cuối cùng của mình cùng Barca không? Mọi chuyện rồi sẽ trôi về đâu đây.

Trên đường ra sân Ronaldinho nhìn thấy tôi và anh ấy mỉm cười, một nụ cười tỏa sáng.

"Ibra", anh ấy hét lên và mỉm cười.

"Tôi đây," tôi trả lời.

"Thu dọn hành trang chưa? Tôi đến đây để mang cậu sang Milano đấy!", Anh ấy nói và mọi người cười rộ. Ronaldinho vẫn hay thích đùa, nhưng trong nói đùa lần này có đến 7 phần sự thật.

Đầu hiệp 2, các cầu thủ Milan cũng đến nói chuyện với tôi như thể tôi đã là cầu thủ của Milan đến nơi rồi. Những cựu binh của Milan Pirlo, Gattuso, Nesta và Ambrosini hô lên:

"Nào, chúng tôi đến đây để lấy Ibra về. Chúng tôi cần cậu!"

Khi ấy Milan đang trải qua một giai đoạn không dễ dàng. Inter thống trị giải vô địch Italia và mọi người ở Milan đang khao khát trở lại thời kỳ hoàng kim. Tôi biết có nhiều trụ cột của Milan, đặc biệt là Gattuso, đã gây áp lực lên Ban lãnh đạo để ký hợp đồng với tôi:

"Vì Chúa, hãy ký ngay với Ibra. Chúng ta cần một kẻ chiến thắng trong đội".

Tất nhiên không phải nói mua là mua. Milan không còn nhiều tiền như trước nữa trong khi Rosell cố bán tôi với mức giá cao nhất có thể. Ông ấy muốn 50, hoặc tệ nhất là 40 triệu euro cho tôi, một con số mà Milan không kham nổi. Mino thì vẫn làm cứng: "Ibra chỉ muốn Real. Chúng tôi không muốn Milan".

Thời gian vẫn cứ đếm ngược và Rosell đành phải xuống nước hết cỡ. Mọi thứ bắt đầu tỏ ra hứa hẹn.

Galliani đến thăm tôi và Helena. Đấy là một nhân vật lão luyện trên thương trường và chính trị, là bạn cũ và đối tác làm ăn của Berlusconi. Ông ấy là chuyên gia về đàm phán. Tôi đã từng nói chuyện với ông ấy một lần. Đấy là khi tôi bị kẹt ở Juventus, Galliani ra điều kiện một là thế này, hai là không có gì hết. Khi ấy Juventus đang trong cơn khủng hoảng, ông ấy là "kèo trên".

Bây giờ tình huống hoàn toàn ngược lại. Áp lực thuộc về Galliani. Ông ấy không thể trở lại Milan mà không có tôi, nhất là sau những gì ông ấy đã hứa, sau những áp lực từ cầu thủ và các CĐV. Nhưng Galliani có sự giúp đỡ của tôi và Mino.

Chúng tôi đã làm hết sức để giảm giá xuống. Chúng tôi bắt tay nhau và công cuộc thương lượng để giảm giá với Barca tiếp tục diễn ra. Cứ mỗi giờ trôi qua, Rosell càng trở nên hồi hộp và giá chuyển nhượng tôi cứ giảm dần, giảm dần. Con số cuối cùng là 20 triệu euro!

20 triệu euro! Bạn có tưởng tượng được không. Chỉ vì một con người, giá chuyển nhượng của tôi đã tụt xuống 50 triệu euro. Thật là điên rồ.

Tôi nói tất cả những điều đó cho Rosell hiểu. Tôi đã ghi 22 bàn và có 15 pha kiến tạo trong mùa bóng đầu tiên của mình tại Barcelona. Vậy mà giá chuyển nhượng của tôi giảm 70% chỉ sau 1 năm. Lỗi đó là của ai? Rosell cần phải hiểu và ông ấy đã hiểu. Tôi vẫn còn nhớ cuộc gặp ấy. Mino, tôi, Galliani, luật sư của tôi và Josep Maria Bartomeu trong văn phòng ở Nou Camp. Trước khi ký hợp đồng với Milan, chúng tôi có gặp nhau lần cuối.

"Tôi muốn anh biết điều này, Ibra à..." Rosell nói.

"Vâng?".

"Đây là thương vụ tồi tệ nhất mà tôi từng thực hiện trong đời," Rosell nói. "Tôi đang mang anh cho không Milan, Ibra ạ".

"Ông cũng thấy rõ một sự lãnh đạo tồi tệ có thể hao tốn thế nào".

"Tôi biết, tôi biết".

Tôi đặt bút ký vào bản hợp đồng với Milan. Mọi người đang nhìn tôi. Đã đến lúc phải nói gì đấy.

"Tôi có một thông điệp cho Guardiola", tôi nói. Mọi người cảm thấy hồi hộp. Lại còn việc gì nữa đây? Sau không ký đại mà còn nói gì.

"Có cần thiết phải nói không?"

"Có. Tôi muốn ông chuyển lời hộ tôi...".

Mọi người trong phòng đều có suy nghĩ của riêng mình. Ibra nó tính quậy gì nữa đây. Nhưng hãy tin tôi, tôi cần phải làm điều ấy. Trong đầu tôi lúc ấy nảy ra ý tưởng ấy, trong giây phút tôi chuẩn bị thoát ra khỏi mọi thứ.

Khi đặt bút ký vào bản hợp đồng ấy, tôi sẽ trở lại là chính mình. Tôi vừa trở lại sau một giấc mơ tồi tệ. Tôi đến Barca để sống giấc mơ từ thời bé của mình. Để rồi ở đó có một gã xa lánh tôi, cư xử như tôi không có mặt ở đó trong khi lẽ ra tôi phải là một ngôi sao.

Tôi đã làm việc với Mourinho và Capello, 2 HLV khó tính nhất thế giới mà không xảy ra vấn đề gì. Vậy mà Guardiola xuất hiện và một trời u tối kéo đến. Tôi vẫn không quên cuộc nói chuyện với Mino trong những ngày u tối ấy:

"Guardiola đã phá hỏng mọi thứ".

"Zlatan này".

"Sao?".

"Giấc mơ có thể trở thành sự thật, nó sẽ khiến mày hạnh phúc".

"Đúng rồi".

"Nhưng giấc mơ cũng có thể giết chết mày".

Tại Barca, giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật và nó đồng thời quay lại ám ảnh tôi. Giờ thì tôi phải truyền bức thông điệp đến hắn. Tôi không muốn dùng cái tên của hắn, tôi phải nghĩ ra một biệt danh.

"Hãy hỏi nhà triết gia dùm tôi xem rốt cuộc vấn đề là gì vậy nhé", tôi nói với tất cả niềm tự hào lẫn tức giận, sau đó đặt bút ký vào hợp đồng và ra đi.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Sự chú ý dành cho tôi vượt ra ngoài sự tưởng tượng. Tôi nhớ những gì mà Maxi nói với mình sau khi hoàn tất cuộc chuyển nhượng sang AC Milan.

Kỳ 71: Đón Ibra như đón Obama

Câu đầu tiên của Maxi nghe rất buồn cười. Cu cậu hỏi: "Sao ai cũng nhìn bố hết vậy?", tôi cố giải thích theo cách dễ hiểu nhất: "Vì bố đá bóng, mọi người xem tivi và nghĩ là bố đá... tạm tạm".

Rồi sau đó là một câu hỏi khác, lần này là do người vú em nói lại với tôi. Maxi không hiểu vì sao tất cả mọi người đều nhìn nó, như vậy thì cũng chưa sao, đằng này chú bé còn tâm sự: "Con không thích người ta nhìn con một chút nào".

Đấy là một lợi bộc bạch làm tôi cảm thấy âu lo. Có phải Maxi bắt đầu cảm thấy nó khác biệt? Tôi không thích điều đó một chút nào. Một đứa trẻ phải được tự do lớn lên trong sự vô tư và vui vẻ, đừng nên tách biệt nó ra khỏi những điều bình thường.

Nghe con nói, những ký ức ngày còn bé của tôi trở lại. Người ta nói với nhau là Zlatan không thuộc về nơi này, chỗ của nó là trên đường phố, bên cạnh bọn du côn.

Sợ con mình cảm thấy khác biệt, tôi đã cố dành nhiều thời gian nhất có thể cho Maxi và Vincent. Chúng là những đứa trẻ hiếu động, phá phách như điên, chơi với chúng tất nhiên là rất vui. Nhưng mọi thứ không hề đơn giản. Sự hâm mộ và chào đón của công chúng dành cho tôi thật sự khủng khiếp.

Kể cả Helena cũng chưa sẵn sàng để chuyển môi trường sống thêm một lần nữa. Từ Milan sang Barcelona, chỉ ở được 1 năm rồi quay trở lại Italia. Nàng muốn ở lại Tây Ban Nha vô cùng, nhưng nàng cũng hiểu rõ hơn ai hết: chỉ khi nào cảm thấy thoải mái thì tôi mới chơi chứ bóng đá tốt nhất của mình. Còn nếu cảm xúc bị cầm tù, tôi chỉ là một bông hoa khô héo.

Khi bạn chuyển đến một CLB khác, tất nhiên toàn bộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Điều bạn có thể làm được là chu toàn hết mức có thể cho họ. Vì thế tôi đến nói với Galliani: tôi chỉ đến Milano khi toàn bộ gia đình tôi, Helena, bọn trẻ, con chó và Mino đều phải đi theo. Galliani gật đầu lia lịa: OK, OK thôi.

Chuyến chuyên cơ đưa toàn bộ phái đoàn chúng tôi trực chỉ Milan. Khi đáp xuống Linate, tôi có cảm tưởng mình như là Obama vậy. Đã có 8 chiếc Audi xếp hàng trên đường băng và một tấm thảm đỏ đã trải sẵn. Tôi bước ra ngoài với Vincent trong vòng tay mình.

Tôi được phỏng vấn vài phút, với những câu hỏi và những phóng viên đã được lựa chọn sẵn từ Milan Channel và Sky. Bên kia hàng rào, hàng trăm CĐV đang gào thét. Bạn có thể nghe thấy sự phấn khích, cảm nhận được nó từ trong không khí.

Milan đã chờ quá lâu để lại được chào đón một ngôi sao lớn. 5 năm về trước, khi Berlusconi đặt chỗ tại nhà hàng sang trong Giannino, họ cứ ngỡ đã có được chữ ký của tôi. Thậm chí người quản trị của trang web chính thức còn thông báo là Milan đã đạt xong thỏa thuận với Zlatan.

Bây giờ thì điều ấy đã là sự thật 100%. Nếu bạn vào trang web chính thức của Milan ngày ấy, bạn sẽ thấy trang web đột ngột tối đen, rồi một ánh sáng lóe lên từ trung tâm. Boom, boom và cái tên Ibrahimovic hiện ra như một tia sét cùng hàng chữ: "Cuối cùng cũng của chúng ta".

Thật tuyệt vời khi chứng kiến Milan tỏ rõ sự hài lòng khi có được tôi. Tôi bước vào chiếc Audi và khi chiếc xe chạy ngang thành phố, tôi chứng kiến một cảnh tượng gần như là sự cuồng nộ. Xe hơi, xe máy chạy theo chúng tôi trên từng mét đường.

Người tôi như sôi lên. Sau những gì tôi đã trải qua trong những tháng cuối tại Barcelona, tôi có cảm tưởng mình như một kẻ bị cầm tù đột nhiên nhìn thấy cánh cửa xà lim mở toang ra, trước mắt là ánh sáng chan hòa, là bầu trời rực rỡ.

Sự chào đón ấy cũng nói lên sự kỳ vọng dành cho tôi là lớn đến như thế nào. Họ mong tôi sẽ mang Scudetto trở lại San Siro. Và đấy cũng chính là mục tiêu của tôi khi đến đây.

Con đường dẫn vào khách sạn Boscolo, nơi gia đình chúng tôi sẽ ở tạm trước khi tìm ra chỗ mới, đã được cảnh sát rào tạm. Bên ngoài người ta vẫn la hét và vẫy cờ. Bên trong, toàn bộ nhân viên khách đều đã xếp hàng, như chào đón một nguyên thủ quốc gia. Ở Italia, người ta xem cầu thủ bóng đá như những vị thần vậy.

Mọi thứ đều đã được Milan chuẩn bị quá tốt. Đây là một CLB có sức mạnh và truyền thống. Ngay lúc ấy tôi chỉ muốn vào sân và thi đấu ngay cho họ.

Ngay hôm ấy, Milan đá với Lecce trong trận đấu mở màn mùa bóng và tôi nói với Galliani là mình muốn vào sân ngay lập tức. Tất nhiên điều ấy là không thể. Thủ tục chuyển nhượng của tôi vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên, tôi vẫn đến sân để cổ vũ cho đội bóng mới và theo kế hoạch, tôi xuống sân để chào khán giả. Và tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên cảm giác ấy.

Tôi không vào phòng thay quần áo vì sợ làm ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của mọi người. Suốt trận đấu tôi ngồi ở khu vực dành cho các quan chức, bên cạnh Galliani, Berlusconi và một số nhân vật quan trọng khác trong Ban lãnh đạo. Berlusconi nói với tôi:

- Anh làm tôi nhớ đến một người mà chúng tôi từng có.

- Ai thế?

- Một người có thể tự mình làm thay đổi trận đấu lẫn cả một giải đấu.

Marco van Basten chứ ai, tôi hỏi "ai thế" chỉ để tỏ ra lịch sự mà thôi. Van Basten là huyền thoại của Milan. Nhưng chả phải Fabio Capello đã bảo là tôi còn giỏi hơn cả anh ấy đó sao!
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Mọi người liên tục gào lấy tên tôi. Tôi bước xuống sân, nơi người ta đã trải một tấm thảm đỏ và dựng lên một sân khấu nhỏ.

Kỳ 72: Cậu bé ở San Siro

San Siro hôm ấy không còn lấy một chỗ trống, dù mới là tháng 8 và vẫn đang trong thời gian nghỉ hè. Tôi hiểu họ đến đây không chỉ để coi Milan đá với Lecce mà còn để xem Ibra ra chào nữa.

Tôi bước chân lên thảm đỏ, nghe khán đài San Siro như rung lên và cảm giác mình như một cậu bé. Tôi đưa tay chào tất cả và bước lên sân khấu.

"Giờ là lúc chúng ta giành lại mọi danh hiệu," tôi nói bằng tiếng Italia và chứng kiến một sự bùng nổ trên khán đài. Người ta đưa cho tôi một chiếc áo đấu, trên ấy có tên Ibrahimovic nhưng chưa có số. Tôi cũng chưa quyết định mình sẽ mặc áo số mấy. Không có nhiều sự lựa chọn vào thời điểm ấy và có thể tôi phải lấy số 11.

Số áo ấy vốn của Klaas-Jan Huntelaar, nhưng Milan đã rao bán tiền đạo người Hà Lan. Trong thời gian ấy tất nhiên tôi phải chờ. Nhưng dù mặc áo số mấy đi nữa, nhiệm vụ của tôi là giúp Milan giành Scudetto đầu tiên sau 7 năm. Một giai đoạn hoàng kim sẽ mở ra, tôi đã hứa điều đó.

Cả tôi và Helena lúc này đều có vệ sĩ đi kèm. Mọi người nhìn vào và nghĩ: bọn này cứ như ông hoàng, bà chúa ấy nhỉ. Nhưng thật ra không phải vậy. Ở Italia, cầu thủ bóng đá được hâm mộ quá mức và đôi khi xảy ra những chuyện ngoài dự liệu. Việc lửa cháy ngay bên ngoài cửa phòng khi tôi còn đá cho Juventus chỉ là một ví dụ nhỏ.

Khi còn thi đấu cho Inter Milan, có lần chị Sanela của tôi qua thăm. Helena và chị lái xe về nhà trên chiếc Mercedes mới mua. Khi đi ngang qua sân San Siro thì bị kẹt xe. Helena phải lái thật chậm, mọi người có đủ thời gian để nhìn vào trong xe và nhận ra cô ấy. Sau đó có một gã lái chiếc vespa lái quá nhanh và quá sát nên đâm sầm vào kính xe.

Lúc ấy, Helena làm sao biết được tai nạn ấy là cố tình hay vô ý, theo phản xạ, nàng kéo cửa kính xe xuống, chồm ra ngoài và xem tình trạng của chiếc kính xe. Không ngờ từ phía sau, lại có thêm một gã khác lao đến. Lúc này Helena đã biết đấy là cái bẫy, nàng lật đật chui vào trong xe và bấm của kính lên.

Nhưng vì chiếc xe còn quá mới, nàng lái chưa quen và trong lúc bối rối lại không nhớ nút bấm cửa kính xe ở đây. Gã kia đã kịp đấm thẳng vào mặt Helena và cố kéo nàng ra khỏi chiếc xe.

Lúc này chiếc Mercedes đã mất kiểm soát hoàn toàn, nó va vào một chiếc xe hơi phía trước và tạo ra hỗn loạn. Helena vừa bị kẹt bởi lực kéo của gã vũ phu, vừa bị dây an toàn kềm lại, khi ấy là vấn đề giữa sự sống và cái chết thật sự.

Thật may là có Salena bên cạnh. Chị ấy đã tung một cú đạp vào thẳng mặt tên hành hung. Cần nói thêm là Salena đang mang giày cao gót phải đến hơn 1 một tấc. Gã ấy đau đớn, choáng vàng chạy mất. Nhưng Helena cũng đã mềm mình và hồn vía lên mấy sau pha hành hung.

Mọi chuyện đã có thể kết thúc tồi tệ hơn rất nhiều. Đấy là thực tế, chúng tôi cần sự bảo vệ và buộc phải nhờ đến các vệ sĩ.

Người vệ sĩ đi cùng tôi đến trung tâm y tế Milanello của Milan để khám sức khỏe. Chào đón tôi toàn là những huyền thoại của đội bóng: Zambrotta, Nesta, Ambrosini, Gattuso, Pirlo, Abbiati, Seedorf, Inzaghi và chàng trai trẻ Pato. HLV của đội là Allegri, vừa đến từ Cagliari, chưa có nhiều kinh nghiệm cầm quân nhưng hứa hẹn sẽ là một HLV giỏi.

Khi đến một CLB mới, bạn luôn giữ sự rụt rè nhất định, không được nói câu này, không được làm điều kia. Nhưng ở Milan thì khác. Mọi người hiểu rõ tài năng của tôi và biết tôi có thể mang đến những gì.

Họ nói với sự hiện diện của tôi, Milan đã tăng lên 20% sức mạnh và hãy cùng kéo đội bóng ra khỏi bóng tối. Milan không còn là đội bóng mạnh nhất Italia đã đành, họ thậm chí còn không phải đội bóng mạnh nhất thành phố.

Khi ấy Inter đang thống trị tất cả. Họ đứng trên mọi người từ khi tôi đến đội hồi 2006 cho đến tận thời điểm ấy. Nhưng bây giờ tôi đã ở Milan và sẽ cố làm thay đổi cán cân lực lượng của Serie A thêm một lần nữa.

Tôi đến sân tập với quyết tâm cao nhất. Không như Barcelona, tôi đã trở lại là chính mình ở Milan. Tôi la hét và thúc giục các đồng đội phải cố hết sức trong từng buổi tập.

Có một tân binh khác trong đội. Tên cậu ấy là Robson de Souza mà chúng ta vẫn biết đến qua biệt danh Robinho. Khi gặp tôi ở Barcelona, Galliani đã hỏi: "Cậu nghĩ gì về Robinho? Chúng ta có thể thi đấu với cậu ta không?". Và tôi đã trả lời: "Đấy là một cầu thủ tuyệt vời, cứ chiêu mộ anh ấy đã, phần còn lại sẽ ổn thỏa hết".

Milan đã chi 18 triệu euro cho Robinho, một con số được xem là rẻ và thể hiện được tài thương thuyết đặc biệt của Galliani. Ông ấy đã mua tôi và Robinho với giá của những món hàng sale. Ít lâu trước đó, Man City đã phải trả con số gấp đôi để mua Robinho từ Real Madrid.

Tuy nhiên, hợp đồng với Robinho được xem là một canh bạc. Cậu ấy từng là thần đồng, nhưng sự nghiệp lại không cất cánh như người ta mong đợi. Người ta đã không thể nhìn thấy một Pele mới, một Ronaldo mới như đã mong đợi. Những người như thế, có khi cả thế kỷ mới sinh ra một lần.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Trên hàng công Milan là tôi, Pato và Ronaldinho. Đấy là một hàng công thượng thặng. Robinho chỉ có thể ngồi dự bị. Nhưng thời gian đầu, tôi đã thật sự bị khớp. Tôi muốn quá nhiều và bị những mục tiêu mà mình đặt ra trở thành vật cản cho chính mình.

Kỳ 73: Những cơn điên

Trận đấu với Cesena, hết hiệp 1 chúng tôi đã bị dẫn trước 2 bàn. Thật điên rồ. Tôi cảm thấy tức giận và điên tiết trên sân. Tôi cố chiến đấu như một con thú hoang và cuối cùng chúng tôi cũng có được một quả phạt đền.

Nếu sút thành công thì có thể sẽ lội ngược dòng được. Nhưng tôi bước lên và sút bóng trúng vào cột dọc. Milan thua trận. Sau đó tôi phải kiểm tra doping theo sự lựa chọn ngẫu nhiên. Vừa bước vào phòng thử doping, tôi đã đá gãy một cái bàn. Người nhân viên thử doping cảm thấy kinh hãi:

- Bình tĩnh, bình tĩnh nào.

- Câm cái miệng lại. Đừng có bảo tôi phải làm gì và không làm gì, không thì anh sẽ nhận kết cục y như cái bàn đấy.

Tất nhiên là tôi hành xử bậy bạ. Người ấy đâu có lỗi gì. Nhưng tôi đã đến Milan với thái độ trịch thượng như vậy, mắt tôi chuyển sang nhìn mọi thứ màu đen khi chúng tôi thua trận. Vì thế hãy cử để tôi ở một mình và... đập phá những gì tôi thích khi đội nhà thua trận.

Người tôi như sôi lên vì cơn giận. Tôi xứng đáng bị nhận điểm kém như báo chí đã chấm điểm sau đó. Tôi siết chặt nắm tay và cố hướng về trận đấu tiếp theo. Nhưng trận đấu tiếp theo rồi tiếp theo nữa, Milan đều chơi không tốt.

Tôi ghi bàn thắng đầu tiên của mình khi đá trên sân của Lazio. Cứ ngỡ trận ấy đã có 3 điểm thì Milan bị gỡ vào đúng phút cuối cùng. Hên là khi ấy không có cuộc kiểm tra doping nào. Nếu không họ lại phải sắm một cái bàn mới.

Tôi đi thẳng vào phòng thay quần áo. Có một chiếc bảng to mà trên ấy HLV hay ghi những chỉ dẫn về chiến thuật. Không có bàn thì cái bảng phải chịu thay vậy. Sau một cú đá của tôi, tấm bảng ấy bay vút lên như một hỏa tiễn và rơi ngay vào một người đồng đội.

"Đùng đùa với lửa, nguy hiểm lắm đấy," tôi gầm lên và tất cả mọi người đều im lặng. Tôi nghĩ họ hiểu chính xác điều tôi định nói: Milan cần phải thắng trận, cần phải gìn giữ những lợi thế nhỏ nhất và không được để thua những bàn vào phút chót nữa. Milan không phải là một đội bóng trung bình để có thể mất điểm theo cách ấy.

Sau 4 trận đầu đầu tiên, chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 5 điểm và Inter lại lần nữa chiếm ngôi đầu bảng, như nhiều mùa bóng đã qua.

Tôi cảm nhận áp lực trên vai mình rõ ràng hơn. Thời gian ấy gia đình tôi vẫn ở tại khách sạn Boscolo. Sau thời gian tránh né truyền thông, rốt cục Helena cũng trả lời buổi phỏng vấn đầu tiên từ khi sang đây. Bài ấy đăng trên tạp chí Elle và nó mau chóng trở thành một hiện tượng truyền thông. Mỗi lời mỗi chữ về chúng tôi đều có thể tạo ra những hàng tít trên báo, kể cả những câu vô nghĩa như: "Từ khi gặp Helena, tôi không còn được ăn thịt viên nữa".

Tôi không thích có quá nhiều người bao quanh mình nên thời gian đầu tôi chỉ ru rú trong khách sạn. Sau vài tháng thì chúng tôi chuyển ra một căn hộ ở trung tâm thành phố mà CLB đã thu xếp. Căn hộ ấy dễ thương, nhưng nó chưa có nội thất.

Vào những buổi sáng, người vệ sĩ chờ tôi ở dưới sảnh để cùng tôi lái xe đến Milanello. Tôi sẽ ăn sáng trước buổi tập và ăn trưa vào giờ nghỉ. Sau đó là những hoạt động PR cho các nhãn hàng có hợp đồng với Mialn, chụp hình và nói vài câu. Ở Italia, các cầu thủ phải sống xa gia đình nhiều hơn nơi khác. Chúng tôi buộc phải ở trong khách sạn những đêm trước các trận sân khách và không được phép rời khỏi Milanello trước những trận sân nhà.

Điều ấy dần ảnh hưởng đến tôi. Tôi luôn cảm thấy nhớ mái ấm của mình. Vincent đang lớn lên và tôi muốn dành nhiều thời gian cho nó. Maxi và Vincent đã phải di chuyển liên tục vì bố nó cứ đổi CLB liên tục. Chúng có thể nói tiếng Thụy Điển, Italia và tiếng Anh cũng nhờ vào việc thay đổi này.

Cuộc sống đã bước vào một giai đoạn mới. Và tôi thường hay nghĩ đến cái ngày mà mình sẽ giải nghệ. Rồi giai đoạn khó khăn ban đầu cũng qua, mọi thứ dần tốt hơn trên sân cỏ.

Tôi chơi hay hơn và tự mình quyết định 7-8 trận đấu. Sự hâm mộ rầm rộ trở lại, những tiếng "Ibra, Ibra" vang lên mọi nơi. Hình ảnh tôi và các đồng đội đầy trên báo. Trong những bức ảnh ấy, tôi luôn đứng ở trung tâm, như một người cõng Milan trên vai. Tôi trở nên "hot" hơn bao giờ hết.

Nhưng tôi hiểu rõ hơn bất kỳ ai điều này: trong bóng đá bạn có thể là một vị thánh vào một ngày đẹp trời, nhưng chỉ ngay hôm sau bạn có thể trở thành một đống “chất thải”. Điều quan trọng là hãy cố mà kéo dài mạch trận thành công.

Và trận đấu quan trọng nhất đang đến: trận derby với Inter Milan tại San Siro. Các ultra Inter tất nhiên sẽ rất hận tôi. Áp lực ngày càng gia tăng. Vậy mà tôi còn dính vào một vụ lùm xùm với Oguchi Onyewu, gã hậu vệ người Mỹ trong đội. Tôi nói với một người bạn trong đội:

"Sắp có chuyện rồi nhen. Tôi cảm nhận được điều đó".
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Không thể nín nhịn, Ibra đã đánh nhau với “gã đồ tể” người Mỹ Oguchi Onyewu, một trận chiến thực sự với một cầu thủ từng tập teakwondo.

Kỳ 74: Sân tập thành sàn đấu

Người ta bảo gã là người dễ gần nhất thế giới. Oguchi Onyewu có vẻ ngoài như một VĐV quyền Anh hạng nặng, cao đến 2 mét và nặng tròm trèm 100 kí lô.

Mặc dù không có được vị trí chính thức tại Milan, gã vẫn được bầu là cầu thủ nước ngoài hay nhất của giải vô địch Ý và là cầu thủ Mỹ hay nhất trong năm. Nhưng Oguchi không thể giỡn mặt với tôi được, mặc dù gã muốn gây sự lắm.

"Tao không phải như mấy thằng hậu vệ khác đâu," gã nói.

"Ừ, vậy tốt. Tao cũng đâu giống mấy thằng tiền đạo khác".

"Tao không ngán mấy trò khè lửa, dọa nạt của mày. Cái miệng của mày cứ nói liên hồi, nhưng tao không ngán đâu".

"Mày nói cái gì vậy?".

"Tao theo dõi mày lâu rồi, ba cái trò hù dọa vặt vãnh của mày tao biết hết," gã tiếp tục nói và điều đó khiến tôi khó chịu.

Tôi khó chịu không phải vì đã quá mệt mỏi với đủ thể loại hậu vệ cứ muốn khiêu khích tôi. Tôi cũng không phải là loại thích nói nhiều. Tôi thích những cuộc báo thù, thích cho những tay hậu vệ rắn mặt ấy phải khổ sở, phải trả giá cho việc dám lôi mẹ tôi và quá khứ của tôi ra mà chửi rủa.

Ban đầu tôi cũng xem Oguchi là một hậu vệ như thế, nhưng rồi hắn hẹn tôi gặp mặt vào cuối trận. Cái gì thế nhỉ? Chỉ là đá tập thôi mà, có cần lôi ra bãi giữ xe nói chuyện phải quấy không? Chuối hết sức.

Tôi nhớ Giorgio Chiellini, một trung vệ của Juventus. Chúng tôi từng là đồng đội của nhau tại Juventus, nhưng sau đó trở thành đối thủ khi tôi chuyển sang Inter Milan. Gặp nhau trên sân, anh ta cứ đi theo tôi tò tò và nói: "Đâu, mày làm gì làm thử tao coi, tao không dễ chơi như trên sân tập đâu nha". Cứ thế, cứ thế.

Hậu vệ ở Italia lúc nào cũng có đủ trò để khích bác và làm bạn mất bình tĩnh. Rồi Chiellini còn xoạc bóng từ phía sau với tôi. Những pha xoạc bóng như thế hèn hạ và dơ bẩn lắm, tôi nói thật. Bạn xoạc bóng thì đường hoàng chính chính mà xoạc, sau lại đạp lén sau lưng mà không cho đối phương có cơ hội tránh né.

Tôi ngã xuống, đau đớn vô cùng. Nhưng tôi không nói một lời nào, tôi cũng không làm gì trong tình huống đấy. Tôi chờ thời cơ là... xoạc lại. Cứ Chiellini có bóng là tôi lao đến như một quả bom. Nhưng anh ta là một hậu vệ, thời gian cầm bóng đâu có nhiều.

Vì thế sau khi tiếng còi dứt trận vang lên, tôi đến túm lấy đầu của Chiellini, lắc mạnh như một chú chó. Này thì xoạc, này thì đâm sau lưng, này thì khiêu khích. Gương mặt của Chiellini lúc ấy tím tái trông tội nghiệp dễ sợ.

"Mày muốn đánh nhau hả? Sao giờ nhát vậy, chơi tay đôi đi, cần trọng tài không?", tôi gầm lên. Sau đó tôi buông Chiellini ra và đi về phòng thay quần áo.

Vâng, tôi là như vậy đó. Với những lời khiêu khích của Oguchi Onyewu, tôi đã quyết chí sẽ đáp lại bằng hành động chứ không phải lời nói. Nhưng gã tiếp tục tra tấn tôi bởi những lời lẽ vớ vẩn của mình.

Trong một tình huống, tôi hô lên: "Không có phạm lỗi, không có đá phạt, tiếp tục trận đấu đi", tức thì gã giơ ngón tay thối lên như muốn ám chỉ tôi là một gã thối tha. Tôi nghĩ: vậy là đủ rồi. Và nói với gã: "Mày cẩn thận nhé".

Gã vẫn luôn mồm chửi rủa và trước mặt tôi mọi thứ sa sầm lại. Pha bóng tiếp theo là một tình huống năm - năm, tôi đã lao đến và vào bóng bằng tất cả sức lực, gầm giày đưa về phía trước. Nhưng Oguchi thấy tình huống ấy và nhảy lên rất nhanh, thoát khỏi một cú đạp cật lực của tôi. Cả 2 chúng tôi lúc này đều nằm ở trên mặt sân. Tức thật, tôi nghĩ, thôi thì đành chờ pha bóng tiếp theo vậy.

Nhưng gã không cho tôi cơ hội chờ đến pha bóng tiếp theo mà tọng một cú đấm vào vai tôi. Đấy là một ý tưởng tồi đó Oguchi Onyewu à.

Tôi bước đến và tung một cú húc đầu và cả 2 mau chóng tạo ra một cuộc ẩu đả. Đấy tất nhiên không phải là màn đánh nhau giữa 2 đứa trẻ con.

Chúng tôi là 2 gã khổng lồ của đội bóng, lao vào nhau với quyết tâm cho đối phương nếm mùi đau khổ. Những quả đấm được đưa ra với tất cả sức mạnh của 2 tên nặng tròm trèm trăm kí lô. Đấm còn chưa đủ, còn có cùi chỏ, lên gối, mọi thứ. Cả đội bóng lao đến và cố ngăn chúng tôi lại. Tất nhiên không hề dễ dàng để ngăn cản 2 con trâu đang húc nhau.

Chúng tôi tức giận và điên loạn. Trên sân cỏ, bao giờ bạn cũng phải máu lửa, thậm chí là sẵn sàng choảng nhau khi có biến. Nhưng đây không chỉ là đơn thuần đánh nhau mà là so tài võ nghệ thật sự, là chuyện sống chết. Chúng tôi không tương nhau những cú đấm bình thường mà là những cú phật thủ nặng nhất, những gì tinh túy nhất của bao nhiêu kinh nghiệm đánh nhau trước đó gộp lại. Mục tiêu là cho đối phương đo ván.

Nhưng nếu chỉ có vậy thì đâu có ly kỳ. Đang cơn hăng tiết, Oguchi đột nhiên lùi ra phía sau, miệng lẩm rẩm cầu nguyện, tay làm dấu thánh và mắt chảy ra mấy giọt nước mắt.

Tôi ngạc nhiên vô cùng, nhưng thôi cứ đánh trước đã rồi thắc mắc. Tôi lao đến gã hậu vệ người Mỹ, lúc ấy là Allegri xông đến. "Bình tĩnh nào, Ibra," ông ấy nói. Tôi gạt luôn HLV sang một bên và đuổi theo Oguchi. Chỉ có Đạt Lai Lạt Ma mới có thể bình tĩnh vào lúc này mà thôi.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi chuẩn bị lao đến cho Oguchi đo ván là đồng đội đã cứu gã. Họ dồn hết sức lực để ghìm tôi lại, ngăn không cho tôi “dạy” cho gã hậu vệ Mỹ “một bài học”.

Kỳ 75: Sức nóng derby

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy đấy là một việc tốt bởi nếu không có sự can ngăn cật lực kia, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra với Oguchi, nếu tôi trổ hết những miếng võ đã lâu không dùng. Allegri kêu 2 đứa đến nói chuyện. Chúng tôi bắt tay nhau và xin lỗi.

Oguchi bắt tay, nhưng mặt hắn lạnh tanh như một con cá chết. Ừ, nếu mặt mày lạnh thì tao cũng lạnh. Tao từng biết một gã còn lạnh hơn cả mày kia.

Tôi rời sân tập rồi lái xe về nhà. Trên đường về, sếp Galliani gọi. Tôi không đổ trách nhiệm cho ai cả, tôi không bảo vì Oguchi cứ léo nhéo bên tai nên tôi mới đánh. Đàn ông thích đánh là đánh, không phải trình bày.

"Nghe này," tôi nói với Galliani. "Chắc hẳn ông đã biết hôm nay có choảng nhau lớn trên sân tập. Đấy là lỗi của tôi và tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tôi muốn xin lỗi ông và cứ đưa ra bất kỳ hình phạt nào, tôi xin hoàn toàn chấp nhận".

"Ibra này," ông ấy nói. "Đây là Milan. Ở đây chúng tôi không làm việc kiểu đó. Xin lỗi là được rồi. Giờ bỏ qua mọi việc đi".

Nhưng thật ra mọi chuyện đâu dừng lại ở đó. Có một vài CĐV theo dõi buổi tập của đội và chứng kiến từ đầu đến cuối. Họ đã thuật lại cho báo chí.

Các phóng viên tất nhiên không rõ nội tình, nhưng trận đánh ấy mau chóng trở nên nổi tiếng. Họ viết là phải đến 10 người ôm một mình Ibra lại để Ibra không xử đẹp Oguchi. Họ còn nói bầu không khí trong đội không tốt và Ibra là một tên côn đồ, như những gì mà họ vẫn nói về tôi ở những nơi khác. Nhưng tôi không quan tâm, muốn viết gì thì viết chứ.

Thời gian ấy tôi bị chấn thương một đoạn xương sườn. Nhưng tôi không đặt nặng chấn thương ấy, bác sĩ chỉ quấn băng quanh người để cố định phần xương ấy là ổn.

Nhưng vết đau ấy hiển nhiên không phải là một điều tốt, nhất là khi chúng tôi đang chuẩn bị cho trận derby với Inter. Danh sách chấn thương vốn đã có Pato và Inzaghi. Báo chí nói về việc ấy và cả cuộc so tài đáng chờ đợi giữa tôi và Materazzi.

Đấy sẽ là một cuộc đối đầu đầy thù địch, Materazzi là một hậu vệ rắn rỏi, không ngại chơi bẩn lẫn nói bẩn (bạn có biết những gì anh ta đã nói với Zinedine Zidane trong trận chung kết World Cup 2006). Chúng tôi từng là đồng đội tại Inter, nhưng bây giờ Materazzi đã không còn dành cho tôi một chút thiện chí nào. Anh ta còn móc mỉa tôi vì hành động hôn lên logo của Barcelona tại Camp Nou năm nào.

Tất cả đều sẽ dẫn đến một điều chắc chắn: Materazzi sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn cản tôi và đấy sẽ là cuộc đối đầu nảy lửa. Nhưng tôi không ngại việc ấy, ngăn chặn tôi là nhiệm vụ của mọi đội bóng và nhiệm vụ của tôi là thoát ra mọi sự truy cản ấy.

Không có CĐV nơi nào cuồng nhiệt hơn ở Italia. Và ở Italia không CĐV nào gộc hơn đám Ultra của Inter. Họ không bao giờ biết đến khái niệm tha thứ cho những kẻ đã từ bỏ màu áo xanh đen. Và hãy tin tôi, tôi chính là kẻ thù số 1 của họ.

Họ nhớ hết những gì tôi đã đóng góp cho đội bóng, họ vẫn không quên mùa bóng mà tôi giúp Inter vô địch và giành danh hiệu Vua phá lưới. Nhưng chắc chắn vẫn sẽ có những tiếng la ó và chửi rủa. Nhưng thôi, đấy cũng là một phần của trận đấu mà bạn phải chấp nhận.

Tôi không phải là cầu thủ Inter đầu tiên ký với AC Milan, tất nhiên. Ronaldo đến Milan năm 2007 và các CĐV Inter đã biến trận derby trên sân San Siro thành một địa ngục thật sự cho anh ấy.

Những trận đấu giữa Inter và Milan, tức trận Derby della Madonnina, bao giờ cũng ngập tràn cảm xúc. Nó luôn được gắn liền với những yếu tố xã hội và chính trị. Đấy là một trong những trận đấu lớn của bóng đá thế giới. Nó giống như trận Real - Barca ở Tây Ban Nha vậy, bạn sẽ nhận ra khát vọng trong ánh mắt của từng cầu thủ.

Khi ấy chúng tôi đang dẫn đầu BXH và một chiến thắng sẽ có ý nghĩa rất lớn đến cuộc đua vô địch. Milan đã không thắng trận derby trong nhiều năm rồi.

Mùa bóng trước đó Inter Milan còn giành cú ăn 3 nữa. Họ đang thống trị, nhưng nếu Milan thắng được thì tất nhiên là cán cân quyền lực có thể sẽ thay đổi. Tôi cảm thấy hồi hộp và đầy phần khích nữa. Cảm giác giống như một người lính sắp sửa bước vào một cuộc chiến.

Chúng tôi khởi đầu trận đấu rất tốt và các khán đài San Siro không có lấy một giây im lặng. Seedorf mở màn với một cú đánh đầu vọt xà ngang, trận đấu cứ tiến thoái và lần lượt có lợi cho cả 2 bên.

Phút thứ 5 tôi nhận được bóng ở cánh phải, tôi đi bóng và trước mặt là Materazzi. Ánh mắt của gã hậu vệ rắn mặt như biết nói: "Thôi đến đây là dừng được rồi". Nhưng Materazzi lại quá vội vàng và anh ấy đã phạm lỗi. Tôi nghĩ: phạt đền rồi, dứt khoát phải phạt đền thôi.

Các cầu thủ Inter ôm đầu như thể tiếc nuối một điều gì đó. Tôi không nghe được gì cả vì sân San Siro lúc ấy ồn như ong vỡ tổ. Nhưng trọng tài chạy đến chấm 11 mét và tôi như ngừng thở. Phạt đền thật, và chính tôi phải là người thực hiện cú sút ấy.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Đứng trước chấm phạt đền trong trận derby Milan, tôi như nghe rõ được tiếng lòng của từng CĐV Inter: Đừng đá hỏng, Ibra! Vì Chúa, đừng sút trượt nhé.

Kỳ 76: Thủ lĩnh Ibra

Trước mặt tôi là khung thành và thủ môn của Milan, sau lưng anh ta là đám Ultra của Inter. Họ đang phát điên vì trọng tài cho chúng tôi hưởng phạt đền và làm mọi cách để tạo áp lực lên tôi: chửi bới, gầm rú. Một kẻ còn rọi ánh đèn laser màu xanh vào mặt tôi. Zambortta hết sức bất bình, anh ta đến và nói với trọng tài:

"Chuyện quái gì thế kia? Họ đang cố làm cho Ibra sao nhãng, ông có thấy không?"

Có thấy thì sao? Vị trọng tài đâu thể leo lên tận khán đài và kiểm tra xem ai là tác giả của cái đèn chết tiệt ấy. Tôi mặc kệ những gì diễn ra quanh mình, nhiệm vụ của tôi là phải sút quả bóng vào lưới, họ có mang cả dàn đèn cao áp để phục vụ sân khấu đến đây mà chiếu cũng được.

Tôi đã quyết định sẽ sút quả bóng vào bên góc phải của thủ môn, chỉ cần với lực đủ là đối phương sẽ không có cơ hội cản phá. Quả sút ấy phải ngon nghẻ vì trước đó tôi đã kịp sút hỏng quả phạt đền đầu tiên trong màu áo Milan rồi, điều ấy không thể lặp lại.

Tôi trấn tĩnh thêm vài giây rồi chạy đà, sút. Đúng như dự liệu, quả bóng đã bay rất ngọt vào góc. Tôi giơ 2 tay lên và nhìn thẳng về phía khán đài có đám ultra như muốn nói: "dẹp mấy trò mèo của tụi mày đi nhé. Tao mạnh mẽ hơn bọn mày tưởng". Trái ngược với sự im lặng, sững sờ ở góc khán đài ấy, khu vực của các CĐV Milan như bùng nổ. Trên dàn loa sân đang vang vọng tiếng của người phát thanh: "Inter - Milan, 1-0, Ibrahimovic". Từ giây phút ấy, tôi đã thật sự hòa nhập trở lại với Italia, vùng trời mà mình đã từng bay cao trước đây trong màu áo Juventus và Inter Milan.

Nhưng khi ấy trận đấu cũng chỉ vừa mới bắt đầu. Ghi bàn mở tỷ số là một chuyện, giữ lợi thế ấy lại là một chuyện khác. 15 phút sau giờ nghỉ, Abate phải rời sân vì thẻ đỏ. Chiến đấu với Inter khi chỉ còn có 10 người tất nhiên là một thử thách cực kỳ cam go. Và chúng tôi đã phải chiến đấu như những con thú hoang.

Materazzi vẫn theo tôi như hình với bóng. Trong một tình huống sau đó, tôi lao đến tranh bóng và va toàn bộ cơ thể vào người anh ta. Materazzi ngã xuống, tất nhiên là tôi không hề cố ý. Nhưng Materazzi thì đau đớn và lăn lộn trên sân, bác sĩ vào sân trong khi các cầu thủ Inter lao đến gây áp lực buộc trọng tài phải móc thẻ. Đám ultra Inter càng điên tiết hơn, nhất là khi Materazzi phải rời sân trên cáng cứu thương.

20 phút cuối của trận đấu, áp lực ngày càng tăng lên khủng khiếp. Vì phải đá thiếu người, chúng tôi ai cũng mệt nhoài, cơ thể tôi rã rời đến mức tôi chỉ muốn nằm lăn ra sân mà thở. Cuối cùng thì tỷ số 1-0 cũng được giữ vững cho đến khi hết giờ.

Một ngày sau đó tôi nhận Quả bóng vàng tại Thụy Điển, giải thưởng dành cho cầu thủ hay nhất nước trong năm. Đấy đã là năm thứ 5 liên tiếp tôi được nhận danh hiệu này. Ban tổ chức báo cho tôi một ngày trước đó, nhưng sau khi kết thúc một trận đấu hại người lẫn hại não như derby, tôi chỉ muốn leo lên giường thật sớm và không nghĩ ngợi gì nữa. Nhưng nào có được. Các đồng đội rủ tôi ra ngoài chơi một chút và chúng tôi cùng đến một quán bar tên Cavalli.

Helena cũng đến dự. Chúng tôi ngồi lặng lẽ một góc với Gattuso, Pirlo, Ambrosini, mặc cho mọi người nhảy nhót như điên ngoài kia. Cảm giác nhẹ nhõm khi đã vượt qua một trở ngại thật sự lớn, chúng tôi ngồi ở bar ấy đến tận 4 giờ sáng mới về nhà.

Tháng 12, Milan mua thêm Antonio Cassano. Cassano là một cậu bé hư ở Italia, có một quá khứ tăm tối và cách hành xử ngạo mạn cũng giống như tôi. Cậu ấy thích được nghe báo chí ca tụng như một ngôi sao hàng đầu. Cassano đã dính vào rất nhiều những cuộc rắc rối với đồng đội và các HLV, trong đó có cả với Capello thời gian 2 người ở Roma. Capello thậm chí còn đặt cho cậu ấy một cái biệt danh: Cassanata (tức Cassano ngỗ ngược). Nhưng nói về chuyên môn thuần túy thì Cassano là một tiền đạo tuyệt vời. Tôi rất thích cậu ấy và chúng tôi đã thật sự làm cho Milan mạnh hơn.

Nhưng vẫn có một vấn đề, vấn đề từ chính bản thân tôi. Tôi cảm thấy nặng nề, mệt mỏi vì áp lực. Tôi đã chơi bóng đá đỉnh cao được chục năm và chưa từng cảm thấy áp lực nặng nề như thế bao giờ. Điều ấy nghe có vẻ lạ lùng sau tất cả những gì tôi đã trải qua.

Tôi đã đến Barcelona, đã từng cùng Inter trải qua nhiều thời khắc khó khăn, nhưng ở đây áp lực lại nặng nề hơn tất cả. Lần đầu tiên tôi là thủ lĩnh của một đội bóng. Họ có nhiều cựu binh trong đội hình, nhưng Ibra là người được trao nhiều trọng trách nhất. Điều ấy khiến tôi bước vào mỗi trận đấu như thể đấy là một trận chung kết.

Tôi muốn có vài trận nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần, những trận đấu với những đối thủ yếu thì có thể xoay tua để các cầu thủ ít được vào sân có điều kiện thi đấu. Nhưng Allegri là một HLV mới, ông ấy muốn thắng những trận đấu bằng mọi giá, và ông ấy không cho phép tôi được ngồi ngoài.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Trong những ngày cày ải cho Milan, tôi nhận ra một sự thật đau lòng: mình không còn trẻ trung nữa.

Kỳ 77: Tiếng Vaffanculo của Ibra


Tôi không còn như thời vừa sang Italia, tôi đã biết chăm sóc cơ thể của mình tốt hơn. Tôi nói không với thức ăn nhanh, cơ thể tôi không bao giờ có dấu hiệu thừa cân. Tôi ăn uống và tập luyện đầy nghiêm túc. Cơ thể tôi toàn là những múi cơ và không chút mỡ thừa. Nhưng đấy cũng là múi cơ của một người 30 tuổi.

Tôi không còn lừa bóng nhiều như trước nữa. Chàng trai dốc bóng qua 3, 4 cầu thủ truy cản như thời còn ở Ajax đã không còn tồn tại. Tôi hiểu mình phải trở thành một tiền đạo kiểu khác, phải chơi thông minh hơn nếu muốn trụ lại với bóng đá đỉnh cao. Nhưng dù đã có những điều chỉnh, cơ thể tôi cũng bị đẩy đến giới hạn.

Tháng 2, tôi cảm thấy mệt mỏi cùng cực. Tin này ban đầu được giữ kín trong CLB, nhưng rồi bằng một cách nào đó nó đã lọt ra và giới truyền thông biết được, thế là bùng nổ một cuộc bàn luận. Liệu Ibra có thể trụ nổi đến hết mùa không, liệu Milan có thể vô địch với tình trạng sức khỏe như thế này của Ibra không?

Đấy là những câu hỏi có lý. Bởi thành tích trên sân của Milan đang xuống dần theo sức chịu đựng của cơ thể tôi. Chúng tôi ghi bàn ít đi và để lọt lưới một số bàn rất dễ dàng. Suốt cả tháng tôi không ghi nổi một bàn nào.

Sự bùng nổ của cơ thể trong các trận đấu đã hoàn toàn từ bỏ tôi. Chúng tôi đến Tottenham đá trận Champions League và phong độ phập phù của tôi tất nhiên không tốt cho đội bóng một chút nào. Tại Serie A, chúng tôi cũng đánh mất sự mạch lạc trong khi Inter lại đang chơi tốt trở lại.

Liệu Inter có vượt qua chúng tôi trên BXH không? Liệu chúng tôi có đánh mất lợi thế mà mình đã tạo dựng? Những câu hỏi ấy tràn ngập trên mặt báo.

Họ viết về mọi thứ, tất nhiên là không thể thiếu án treo giò của tôi. Đấy là trận đấu Bari, một đội đang đứng chót bảng. Vậy mà chúng tôi lại bị đối phương dẫn trước 1-0. Nhận một đường bóng rót vào khu cấm địa, quá bức bối vì bị hậu vệ theo kèm quá chặt, tôi đã vung tay đánh vào bụng của hậu vệ ấy. Anh ta ngã xuống đau đớn trên mặt cỏ. Tôi phải thừa nhận đấy là một hành động ngu xuẩn.

Nhưng đấy là một sự phản kháng cho những áp lực mà tôi đã phải chịu đựng. Lẽ ra tôi có thể đưa ra một lời giải thích tốt hơn, nhưng tôi quyết định sẽ không nói gì thêm. Bóng đá là một cuộc chiến mà thỉnh thoảng bạn lại vượt ra khỏi ranh giới cho phép. Trong sự nghiệp, tôi cũng đã không ít lần vượt qua cái ranh giới ấy.

Tôi không còn là gã điên ngày nào tại Malmo, có thể hét vào mặt HLV, đồng đội lẫn trọng tài, nhưng cái khí chất của một gã ngang tàng vẫn chưa hề rời bỏ tôi. Chiếc thẻ đỏ tại Bari là kết quả mà tôi phải nhận, một sự trừng phạt xứng đáng.

Thẻ đỏ có thể khiến cho bất kỳ ai nổi điên. Nhưng tôi đã rời sân lặng lẽ và không nói một lời. Cassano ghi một bàn cho chúng tôi không lâu sau đó. Nhưng tôi bị treo giò 2 trận, không chỉ ngồi ngoài trận gặp Palermo mà còn phải nghỉ luôn trận derby lượt về với Inter.

Ban lãnh đạo Milan cố phản ứng và xin giảm án, nhưng đấy là một nỗ lực bất thành. Bình thường tôi đã phải tức giận đến điên lên. Nhưng giờ mọi thứ đã khác. Gia đình đã giúp đỡ nhiều và tôi không còn tự giày vò bản thân mình. Bọn trẻ có sức mạnh tuyệt vời, ngay cả với những gã đàn ông giang hồ nhất.

Sau 2 trận treo giò, tôi trở lại trận gặp Fiorentina và cảm giác mình sẽ có một trận cầu thành công. Milan dẫn trước và chỉ còn một vài phút nữa là hết giờ. Bóng lăn hết biên và trọng tài xác định chính tôi là người chạm bóng cuối cùng. Tôi không đồng ý với quyết định ấy và hét "Vaffanculo" (đi chết đi) vào mặt trọng tài biên.

Chửi thề tất nhiên là không tốt, đặc biệt là sau những gì đã diễn ra tại Bari. Nhưng thôi nào, bạn đã từng đứng trên sân chưa. Mọi người chửi thề luôn mồm, kể cả những người mà bạn xem là thân thiện nhất.

Chả có trọng tài nào đuổi bạn ra khỏi sân chỉ vì những tiếng chửi thề vì nếu làm thế họ sẽ đuổi hết cả sân. Nhưng vấn đề ở đây: tôi là Ibra và Milan là Milan. Có nhiều yếu tố chính trị ẩn chứa đằng sau các trận đấu tại Serie A và người ta đã nhìn thấy một cơ hội trừng phạt chúng tôi. Tôi bị treo giò 3 trận và có vẻ như tiếng chửi thề "Vaffanculo" ấy sẽ cướp mất Scudetto của chúng tôi.

"Vaffanculo", ngay cả khi xét trong khuôn khổ những tiếng chửi thề, đấy cũng là một từ quá nhẹ nhàng. Nói về chửi thề, sân cỏ ở các nước khác phải gọi Italia là sư phụ. Nhưng ở đây, từ "Vaffanculo" đã là lịch sự nhất rồi, người ta còn phải nghe những tiếng khủng khiếp hơn thế rất nhiều.

Tại Serie A lúc này, Napoli đã lấy vị trí thứ 2 trên tay của Inter. Napoli từng có khoảng thời gian rực rỡ ở thập niên 80 thế kỷ trước khi Diego Maradona còn thi đấu cho họ. Nhưng sau đó thì CLB khủng hoảng và chỉ trở lại thời gian gần đây. Chúng tôi đang hơn Napoli 3 điểm và giải đấu còn lại 6 vòng đấu, hết phân nửa trong đó tôi phải ngồi ngoài vì án treo giò.

Đấy là thời gian tôi nghỉ ngơi và nhìn lại cuộc đời mình. Tôi dành thời gian để viết cuốn sách này. Tôi nhớ lại những chuyện mà mình đã làm và nhận ra mình không hề là một gã đàn ông được yêu quý. Nhưng tôi được cái là chịu trách nhiệm cho mọi thứ, không đổ lỗi cho ai.

Tôi cũng biết có nhiều người trong cuộc sống, cả trai lẫn gái, có tính cách như tôi và họ không không được nhiều người ưa thích. Tôi nghĩ về những HLV cố thay đổi mình vì họ không biết cách cư xử và sử dụng những người có cá tính khác biệt. Tôi cho đấy là điều ngớ ngẩn của các HLV, chứ không phải vì tính cách của mình.

Có cả nghìn cách để quyết định cuộc đời mình, cách đặc biệt nhất, lạ lùng nhất thường là cách tốt nhất. Tôi ghét cách người ta dè bỉu và dìm chết những cá tính khác biệt. Nhưng tôi cũng không vì điều đó mà cố sống khác đi. Nếu không tôi đã không ngồi đây và viết cuốn sách này, khuyên các bạn là hãy sống như tôi. Tôi không nói bạn hãy làm như Zlatan, tôi chỉ nói là hãy đi theo con đường riêng của mình, mặc xác những lời khuyên và những lời đe dọa.

Nhưng nói như thế không có nghĩa là sống... bừa bãi. Khi tôi để cá tính của mình ảnh hưởng đến giấc mơ đoạt Scudetto của Milan, tôi cảm thấy rất đau khổ vì Scudetto chính là điều mà tôi đã hứa khi vừa đến đây.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Adriano Galliani đang ngồi đó tại sân Olimpico ở Rome, mắt nhắm lại, miệng lẩm nhẩm cầu nguyện: "Chúng ta phải thắng, chúng ta phải thắng". Tôi hiểu ông ấy.

Kỳ 78: Lời cầu nguyện và Scudetto sau 7 năm

Hôm đó là ngày 7-5-2011, đồng hồ chỉ 22h30 đêm và có cảm giác như kim giây đang trôi cực kỳ chậm chạp. Trên băng ghế huấn luyện, Allegri và các cầu thủ dự bị cùng vô cùng hồi hộp. Dù tin vào Chúa hay là người vô thần, đấy cũng là thời điểm thích hợp để cầu nguyện. Chúng tôi đang đấu với AS Roma và chỉ cần 1 điểm là vô địch, chức vô địch đầu tiên sau 7 năm.

Tôi vừa trở lại sân cỏ và kịp tham dự trận đấu rất quan trọng này. Án treo giò của tôi đã khiến cho cuộc đua đến Scudetto thêm phần phức tạp, nhưng bây giờ tôi đang có cơ hội đặt dấu ấn cuối cùng của mùa bóng dù mọi chuyện không hể đơn giản chút nào. Giữa Roma và Milan là cả một cuộc chiến, không chỉ vì đây là 2 thành phố lớn. Trận đấu ấy quan trọng với Milan thế nào, nó cũng có ý nghĩa với Roma dường ấy.

Chúng tôi đang chiến đấu để giữ ngôi đầu bảng, còn Roma thì cố giành vị trí thứ 4. Đấy là vị trí quyết định tấm vé dự Champions League. Nó không chỉ là danh dự mà còn là tiền, rất nhiều tiền từ bản quyền truyền hình. Và trong bầu không khí căng thẳng ấy, có một chuyện khủng khiếp đã xảy ra.

Antonio De Falchi, một CĐV trẻ của Roma, đã đến Milan để xem trận đấu rất quan trọng này. Trước khi đi mẹ cậu bé đã có linh cảm không tốt. "Đừng mặc áo vàng hay đỏ, đừng để cho người khác biết con là một fan Roma," bà mẹ đã căn dặn hết sức kỹ càng và cậu bé cũng nghe theo.

Antonio đến San Siro với một trang phục bình thường và có thể là CĐV của bất kỳ đội nào. Nhưng khi đám CĐV của Milan xuất hiện và nhờ bật lửa hộ, cậu ấy đã lộ ra ngữ âm thủ đô. Đám ultra quây lấy cậu bé và đánh đến chết. Đấy là một thảm kịch và trước trận đấu, người ta còn làm cả một bức tifo (tranh cổ động trên khán đài) cho cậu ấy.

Bức tifo Antonio trên nền vàng đỏ thật đẹp và nó cũng ảnh hưởng lớn đến bầu không khí của trận đấu.

Totti là một ngôi sao lớn tại Roma. Anh ấy chơi cho đội bóng từ khi 13 tuổi và được thành Rome tôn sùng như một vị thánh. Anh ấy từng vô địch World Cup, từng giành danh hiệu Vua phá lưới tại Serie A, giành Scudetto... Và dù không còn trẻ nữa, Totti vẫn chơi với phong độ tuyệt vời thời gian đó. Trên San Siro, băng rôn có tên Totti xuất hiện rất nhiều ở khu vực các CĐV Roma. Nhưng cũng có nhiều băng rôn Ibra ở khu vực Milan nữa.

Trận đấu mở đầu vào lúc 21h kém 15 tối, như thường lệ. Tôi và Robinho sẽ đá chính trên hàng công. Cassano và Pato ngồi dự bị. Milan đã nhập cuộc tốt, nhưng đến phút thứ 14 thì Vucinic của Roma có cơ hội trước khung thành. Có cảm giác là cậu ấy sẽ ghi bàn, nhưng thủ môn Abbiati của chúng tôi đã có một pha cứu thua tuyệt vời, với một phản xạ khó tin.

Pha bóng ấy mang đến một cảm giác bất an. Lần gần nhất 2 đội gặp nhau tại San Siro, Roma đã đánh bại chúng tôi. Vì thế chúng tôi đã thi đấu quyết tâm hơn. Tôi cố thu hút sự chú ý của các hậu vệ để Robinho có khoảng trống dứt điểm, nhưng anh ấy chỉ sút chạm cột. Boateng cũng có một cơ hội tuyệt vời khác, nhưng đã bỏ qua. Thời gian trôi qua chậm chạp, 0-0 là một tỷ số nguy hiểm bởi nếu để lọt lưới trong những phút cuối, bạn sẽ không còn thời gian để gỡ nữa.

Đồng hồ điểm phút thứ 90, nhưng gã trọng tài bàn chết tiệt thông báo trận đấu có những 5 phút bù giờ. Chúng tôi tiếp tục trụ nốt những phút cuối. Trên khán đài không chỉ có mình Galliani cầu nguyện. 7 năm không Scudetto là một khoảng thời gian quá dài cho một CLB như Milan. Và bây giờ thì chúng tôi đã đến rất gần.

Bạn có nhớ là tôi đã từng hứa sẽ giúp CLB vô địch trong ngày ra mắt tại San Siro không? Tất nhiên mọi VĐV đều hứa hẹn đủ điều trong ngày đầu tiên ra mắt, nhưng chỉ có một số ít - Muhammad Ali chẳng hạn - là làm được điều mình đã hứa. Tôi muốn là một trong số ít ấy. Tôi muốn mình là một kẻ nói được, làm được.

Trên sân, các CĐV bắt đầu đếm ngược. 10, 9, 8, 7... và hết giờ!

Trọng tài rốt cuộc cũng thổi tiếng còi dứt trận và chúng tôi là những người chiến thắng. Mọi người tràn xuống sân và khói bắt đầu lan ra đầy trên các khán đài, tạo ra một cảnh tượng thật đẹp và hỗn loạn.

Cảm giác thật tuyệt vời và Allegri được ném lên khung trung. Gattuso thì chạy vòng quanh với một chai champagne cỡ lớn và rưới nó lên tất cả mọi người. Cassano đang trả lời phỏng vấn cho một đài truyền hình và mọi người quanh tôi gần như phát điên. Ai cũng nói: "Cám ơn Ibra, cậu đã giữ lời hứa".

Khi đi ngang qua Cassano, tôi đã giơ chân lên và đá một cú vào đầu cậu ấy, nhẹ thôi, chỉ để đùa cợt. Cassano hơi giật mình. Phóng viên khi ấy đang phỏng vấn đã nhân tiện hỏi luôn:

"Ibra làm gì thế".

"Nó bị điên mà".

"Ừ, cũng giống".

"Nhưng nó giúp chúng tôi giành Scudetto, nó muốn đá ai thì đá, làm gì thì làm", Cassano nói và phá ra cười ngay trên sóng trực tiếp.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi đã không ngủ quên trong bồn tắm trong đêm Milan giành Sucdetto như đã từng ngủ không biết gì thời còn ở Juventus, nhưng cảm giác vui mừng đến hoang dại thì vẫn vậy.

Kỳ 79: Những ký ức

Bây giờ khi nghĩ lại, tôi vẫn còn rất nhiều cảm xúc. Đấy là năm thứ 6 của tôi trên đất Italia và năm nào tôi cũng giành được Scudetto, liệu có ai trong lịch sử đã từng làm được điều này chưa?

Năm ấy Milan không chỉ giành Scudetto, chúng tôi còn vô địch cả Siêu Cúp Italia nữa. Trận đấu ấy diễn ra tại Trung Quốc, nơi các CĐV đã bày tỏ sự hâm mộ khủng khiếp với tôi. Tôi đã ghi bàn và được bầu là cầu thủ hay nhất trận đấu. Đấy là danh hiệu thứ 18 của tôi trong sự nghiệp. Vâng, thứ 18, tôi hạnh phúc vô cùng.

Nhưng có điều gì đó chợt đến trong thời khắc hạnh phúc ấy. Đấy là khi tôi nhận ra bóng đá không còn là TẤT CẢ của cuộc đời tôi nữa.

Tôi đã có gia đình và đã nói không với đội tuyển quốc gia. Tôi thích Lars Lagerback. Nhưng tôi vẫn chưa quên được những gì xảy ra tại Gothenburg. Tôi không phải là người dễ quên và mau quên. Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho Helena và bọn trẻ. Nhưng chuyện ở Gothenburg là chuyện nhỏ, những gì diễn ra ở Barcelona mới là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi trong cách tôi nhìn cuộc sống.

Mùa hè năm ấy nhiều đồng đội cũ của tôi tại Barcelona vô địch World Cup. Và tôi chợt nhớ về những mùa hè không ngơi nghỉ khi vừa dứt giải vô địch thì lại lên đường dự Euro hay World Cup cùng đội tuyển. Sự nghiệp đã lấy đi của tôi quá nhiều thời gian, khiến tôi bỏ lỡ nhiều thứ. Tôi gần như không thể ở nhà cùng bọn trẻ. Thời gian ấy Laberback cũng rời đội tuyển Thụy Điển. Erik Hamren lên thay và ông ấy đã gọi điện cho tôi:

- Chào Ibra, tôi là tân HLV.

- Tôi phải nói luôn với ông: tôi chưa có kế hoạch trở lại đội tuyển.

- Gì cơ ?

- Tôi không biết trên Liên đoàn người ta nói gì, có lẽ là vài lời hứa hão huyền, nhưng tôi không trở lại đâu.

- Trời ơi, Zlatan. Anh làm tôi chưng hửng quá. Quả tình tôi chả biết nói gì nữa.

Nhưng Hamren là một kẻ lỳ lợm, tôi thích những người như vậy. Ông ấy cứ tiếp tục nài nỉ, lì lợm. Và tôi đã mời ông ấy đến nhà chơi, căn nhà ở Malmo. Vừa tiếp xúc là tôi đã thấy thích nhân vật này, chúng tôi mau chóng "bắt sóng" được với nhau.

Erik không phải là một HLV Thụy Điển bình thường. Ông ấy dám vượt ra những ranh giới và những kẻ như thế luôn là những người giỏi nhất. Tôi không tin vào những luật lệ, bạn biết mà, thỉnh thoảng phải xé rào mới vui chứ.

Cuối cùng tôi đã đồng ý trở lại. Tôi sẽ là thủ quân và người lãnh đạo mới của đội tuyển. Tôi thích cảm giác ấy. Tôi thậm chí sẽ là người đứng ra nói chuyện với truyền thông mỗi khi đội nhà thất bại. Ngày đội tuyển tập trung với sự trở lại của Ibra, có những hơn 6.000 người đến xem buổi tập của đội bóng, và tôi tự lẩm bẩm với mình: "Chào mừng đến với thế giới của Ibra".

Trở lại Malmo bao giờ cũng mang đến một cảm giác đặc biệt. Malmo từng là mái ấm của tôi, đấy là nơi những ký ức luôn tìm được đường về. Thời gian ấy còn diễn ra trận đấu giữa Malmo và AC Milan, tức đội bóng cũ và đội bóng hiện tại của tôi.

Mọi người xếp hàng, bất chấp trời mưa, với hy vọng có được tấm vé. Trong cuốn sách này, cũng như trong nhiều năm đã qua tôi luôn nói những điều rác rưởi về Malmo. Tôi không thể quên những gì Hasse Borg và Bengt Madsen đã làm với mình, nhưng tôi yêu CLB này và mãi không thể quên những bước chập chững đầu tiên cùng nó.

Bây giờ, Malmo lại lần nữa chào đón bước chân tôi. Mọi người nhảy nhót và la hét khi thấy tôi, có người đã chờ nhiều tiếng đồng hồ chỉ để thấy tôi. Tôi đã bước chân đến nhiều nơi, nhiều sân vận động có các CĐV gào thét tên mình, nhưng cảm giác chưa bao giờ đặc biệt như lần trở lại Malmo này.

Tôi chợt nhớ lại một bộ phim tài liệu làm về mình mang tên "Blådårar", trong đó tôi mới 18 tuổi và nói về ước mơ của mình khi đang ngồi trên một chuyến xe điện ngầm: một chiếc xe Diablo màu tím.

Lạy Chúa, xe tím, có sến không cơ chứ, nhưng đấy là tất cả ước mơ mà một cậu nhóc 18 tuổi nghĩ ra. Khi ấy chiếc xe tím là cả thế giới với chúng. Nhiều người đã xem và thích bộ phim tài liệu ấy, nên khi đón tôi trở về,một số đã gào lên: "Zlatan, hãy về nhà đi, chúng tôi sẽ tặng anh chiếc xe mơ ước".

Tôi mỉm cười, tim rộn lên một niềm vui thân cận. Tôi đã trải qua một đoạn đường dài như câu chuyện thần tiên: một hành trình từ ngôi làng bước ra thế giới. Không lâu trước đó có ai đó đã gửi cho tôi tấm hình: hình của cây cầu Annelunds.

Cây cầu ấy nằm ở biên giới Rosengard, trên đó người ta đã viết một giòng chữ: "Bạn có thể kéo một cậu bé ra khỏi Rosengard, nhưng không thể lấy Rosengard ra khỏi cậu bé". Dưới giòng chữ là tên của người đã nói câu ấy: Zlatan.

Vì thế lần trở về này, tôi quyết phải trở lại chiếc cầu ngày xưa để xem hàng chữ ấy. Cảm giác khi nhìn thấy nó thật tuyệt vời và cây cầu đã trở thành một nơi chốn đặc biệt hơn nữa trong lòng tôi. Cũng ở dưới cây cầu ấy, bố tôi đã bị cướp và bị đánh đến hư phổi. Dưới cây cầu ấy, trong bóng tối, có một cậu bé chạy về nhà mẹ trong nỗi sợ hãi, cố tìm ánh sáng từ những cột đèn cuối đường hầm.

Tuổi thơ của tôi đó. Đường phố là nơi tôi lớn lên và bây giờ tôi đã quay lại những nơi mình sinh ra trên tư cách là một ngôi sao, một người hùng. Nhưng đấy vẫn là Zlatan, vẫn là cậu bé sợ hãi trong đường hầm ngày nào, vẫn nghĩ mọi chuyện sẽ ổn nếu nó chạy thật nhanh.

Hàng trăm ký ức chợt ùa về. Tôi nhớ bố tôi với chiếc headphone ụp vào tai, như muốn bỏ tất cả những thanh âm cuộc sống, chiếc tủ lạnh trống rỗng và những lon bia chổng chơ, tôi cũng nhớ lần ông ấy vượt hàng dặm đường để vác về nhà một chiếc giường, nhớ ánh mắt quan ngại khi nhìn tôi trên giường bệnh, nhớ mặt người mẹ mệt mỏi trở về sau khi làm mướn cho người ta, nhớ cái ôm siết chặt khi tôi rời Thụy Điển đến Nhật Bản để dự World Cup, nhớ đôi giày đầu tiên mà tôi mua, khi ấy nằm bên cạnh mớ cà chua và rau củ, nhớ những giấc mơ mà trong đó tôi trở thành cầu thủ hay nhất trên đời.

Tôi chợt nghĩ: giấc mơ là đây, là hiện thực này. Và đây là Rosengard, nơi tôi đã khởi đầu cho tất cả. Đường hầm phía trước, từ xa tôi nghe tiếng một chiếc xe lửa chuẩn bị vượt qua, ai đó đang chỉ vào tôi. Một người phụ nữ. Cô ấy muốn chụp chung một tấm hình. Rồi mọi người dần kéo đến đông hơn, vây quanh lấy tôi.

Đấy là câu chuyện thần tiên của tôi, và tôi là Zlatan Ibrahimovic.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
http://s1.pixxxels.cc/47g27qvyn/Checkerviet_-_Ibra_-5.png
Rất nhiều câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của Ibrahimovic đã được giới thiệu và có nhiều hâm mộ bóng đá sẽ không thể quên được tiền đạo đầy cá tính người Thụy Điển.

Một số thông tin bên lề

- Một số phát ngôn bất hủ của Ztalan Ibrahimovic

"Arsene Wenger đã trao cho tôi chiếc áo màu đỏ và trắng - có số 9 và tên Ibrahimovic trên đó - tôi đã rất vui vẻ chụp tấm hình với chiếc áo đó. Ông ấy chưa từng đưa ra một đề nghị nghiêm túc nào mà chỉ yêu cầu tôi thử việc. Tôi không thể tin được và nói: thôi khỏi, tôi đến đây không phải như bọn ca sĩ đi thử giọng" - Ibra nói về việc suýt nữa gia nhập Arsenal từ Malmo.

"Những gì Carew có thể làm với quả bóng, tôi đều có thể làm với một quả cam", Ibra phản ứng lại những lời khích bác của Carew. Tiền đạo người Na Uy nói những pha lừa bóng của Ibra chỉ là "trò mèo" và "vô nghĩa" trước thềm một trận đấu giữa 2 đội vào năm 2002.

"Tôi chưa từng gặp cô ấy, nhưng nếu có dịp thì tôi hẹn hò ngay" - Ibra trả lời khi được hỏi tên của người phụ nữ đẹp nhất thế giới.

"Tôi có thể chơi ở cả 11 vị trí trên sân. Một cầu thủ giỏi chơi ở đâu chả được", Ibra nói về tốc độ và khả năng của mình.

"Kiểu Thụy Điển ư? Không. Kiểu Nam Tư ư? Càng không. Phải là kiểu Zlatan" - Ibra trả lời trước câu hỏi liệu gốc gác có ảnh hưởng đến cách mà anh thi đấu hay không.

"Tôi là người tuyệt vời nhất! Khoan, để tôi xem còn ai vĩ đại hơn mình không nhé. À có đấy. Tôi nói lại: tôi là người tuyệt vời nhất từ sau Ali" - Zlatan nhại lại phát ngôn của huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali

"Tôi lách sang trái, anh ấy lách theo. Tôi lừa sang phải anh ấy cũng bám theo. Nhưng đến khi tôi ngoặt sang trái lần nữa thì anh ấy mệt quá và bỏ đi mua hot dog ăn" - Ibra nói về việc anh đã lừa trung vệ Stephane Henchoz trong một trận đấu như thế nào.

"Tôi không biết làm gì khác ngoài việc cười khi nghĩ về việc mình hoàn hảo thế nào" - Ibra luôn... khiêm tốn như thế.

"Nếu tôi chơi taekwondo thay vì bóng đá, giờ này có lẽ tôi đã có một bộ sưu tập huy chương Olympic" - Ibra từng có đai đen taekwondo khi còn là thiếu niên, đấy là lý do anh có những pha xử lý rất gần với kung-fu trên sân cỏ.

"Zlatan mà chấn thương, đấy phải là chuyện khủng khiếp với mọi đội bóng," Ibra nói về tầm quan trọng của anh.

"Không tặng gì cả, nàng ấy đã có Zlatan còn gì," Ibra trả lời khi được hỏi sẽ mua quà sinh nhật gì cho vợ.

"Nếu Balotelli so sánh nó với tôi thì tốt cho nó thôi, bởi vì chả đời nào tôi so tôi với nó cả", Ibra phản hồi lại phát ngôn của Balotelli: "So sánh tôi với Ibra là khen anh ấy".

"Mua Ibra như mua một chiếc Ferrari vậy. Bạn phải đổ vào đấy thứ nhiên liệu hạng nhất, bạn mang chiếc xe ra cao tốc và đạp hết ga. Guardiola chỉ dùng dầu hỏa và cho nó lết lết ở mấy con đường đồng quê. Ông ta nên mua một chiếc Fiat," Ibra nói về mùa bóng duy nhất của anh ở Barcelona.

"Tôi nghĩ mình giống như rượu vậy, càng để lâu càng ngon", Ibra trả lời khi có người hỏi anh về tuổi tác.

"Quả là tôi không biết nhiều về những cầu thủ ở đây, nhưng đa số họ đều biết tôi", Ibra nói trong ngày ra mắt Paris S.G.

"Ai lại đi cần biệt danh làm gì. Muốn sợ tôi thì cứ đến mà xem tôi đấu", Ibra trả lời khi có người nói về Radamel Falcao với biệt danh "mãnh hổ" của Monaco.

"Chúng tôi nhìn vào danh sách bài hát của anh ấy. Quá trời bài của Justin Bieber, anh em Jonas và Selena Gomez. Thật vui khi biết đến cả David Beckham cũng có gu âm nhạc thấy gớm" - Chọc ghẹo David Beckham khi tiền vệ người Anh đá cho PSG hồi 2013.

"Họ đổi tên Quả bóng vàng theo tên Messi cho rồi", Ibra nói về người đồng đội cũ.

"Một World Cup không có tôi chả có gì đáng xem, đừng chờ đợi nó làm gì", Ibra nói sau khi Thụy Điển bị Bồ Đào Nha loại khỏi World Cup 2014 sau loạt play-off.

- Sự nghiệp bóng đá của Ztalan Ibrahimovic hiện tại :

Ibra : Đoạn kết đen đủi hay cổ tích "Federer bóng đá"
http://s1.pixxxels.cc/3teq85bv3/Checkerviet_-_Ibra_-4.png
Ibrahimovic tưởng như đang tận hưởng mùa giải đầu tiên ở Premier League cùng MU “thành công hơn trông đợi” thì bỗng đen đủi dính phải một chấn thương có thể “kết liễu” sự nghiệp của anh.

Một Ibra từng gần như miễn nhiễm chấn thương
Trong suốt toàn bộ sự nghiệp lẫy lừng của mình trên khắp châu Âu, với thể hình vượt trội và sức khỏe phi thường, Ibrahimovic chưa bao giờ phải chịu một ảnh hưởng lớn nào vì những chấn thương.

Từ Ajax, Juventus, Inter, Barca đến Milan, PSG và giờ là MU, cũng như là ở ĐT Thụy Điển, Zlatan chưa bao giờ gặp phải một chấn thương quá nặng. Anh thậm chí là mẫu cầu thủ thường gây chấn thương cho đối phương nhiều hơn là điều ngược lại, đến mức mà ngay cả trên sân tập, nhiều đồng đội đã từng bị Ibra cho “nghỉ chơi” dài hạn vì dại dột va chạm với anh. Ibrahimovic cũng chia sẻ khá nhiều trong cuốn tự truyện “Tôi là Zlatan Ibrahimovic”, kể về sự nghiệp đầy bạo lực của mình.

Lật lại lịch sử chấn thương của Ibra, anh mới chỉ phải nghỉ thi đấu nhiều nhất là 46 ngày vì chấn thương, khi đang khoác áo của PSG thời điểm gần bước sang tuổi 33 (tháng 9 năm 2014). Ngoài ra, ở tuổi 26, Ibra cũng từng gặp một chấn thương tệ thứ nhì trong sự nghiệp của mình, buộc anh phải nghỉ thi đấu chỉ 32 ngày (đá cho Inter). Một tiền sử chấn thương có thể nói là đáng mơ ước của mọi cầu thủ.

Chấn thương chính là thảm họa tồi tệ và đáng sợ nhất với mỗi cầu thủ bóng đá và nó đã là “tử thần” chôn vùi sự nghiệp của không ít siêu sao trước kia. Thần tượng của Ibra, Ronaldo “béo” là một ví dụ điển hình. 2 lần chấn thương được tính bằng… vài trăm ngày của Rô béo đã làm mờ đi sự nghiệp đỉnh cao của siêu sao duy nhất được coi là “Người ngoài hành tinh”.

1492922711-ibra-ch---n-th----ng.jpg

Tiền sử chấn thương "bá đạo" của Ibra

Tuy nhiên quá khứ huy hoàng đó đã qua và hiện giờ Ibra đã 35 tuổi. Bước vào mùa giải với MU khá suôn sẻ và bắt nhịp rất nhanh với Premier League thế nhưng sau gần 3/4 chặng đường đầy cố gắng của mùa giải, tiền đạo người Thụy Điển đã gặp phải một chấn thương khá nghiêm trọng lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

Như một sự an bài của định mệnh, sau nhiều lần gây ra chấn thương cho các đối thủ, cuối cùng thì ở độ tuổi 35, độ tuổi mà Ibra đã không còn sung mãn và ở đỉnh cao phong độ, anh vẫn không thể thoát khỏi “lưỡi hái” của “bệnh viện”.

Chấn thương đầu gối lần này của ngôi sao MU thực sự là một chấn thương khá nặng và khiến Ibra phải rời xa sân cỏ theo thời gian tính bằng tháng. Thông báo mới nhất từ MU cho biết Ibra chỉ có thể bình phục nhanh nhất là cho đến đầu năm 2018, thời điểm mà anh đã 36 tuổi.

Đó có lẽ là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Ibra khi mà anh vẫn đang tham vọng chơi bóng đỉnh cao thêm nhiều hơn nữa và chưa hề coi là mình đã già. Chấn thương này có thể sẽ khiến MU không còn giữ ý định níu chân Ibra thêm 1 năm nữa, và cũng có lý do để nhiều CLB lớn khác không mạo hiểm vì anh. Bởi tuổi tác và mức lương của Ibra đều khá cao.
Tuy nhiên, trong thể thao vẫn luôn có những điều kỳ diệu xảy ra. Tấm gương về một Federer “hồi xuân” ở tuổi 35 đang hiện hữu ngay trước mắt Zlatan. Ngôi sao quần vợt người Thụy Sĩ đã trở lại vô cùng ngoạn mục sau hơn nửa năm dưỡng thương, sau giai đoạn tưởng như đã đi vào quên lãng trong sự nghiệp vì lý do tuổi tác và phong độ.

Federer trở lại và cho thấy anh xuất sắc hơn vô số tay vợt trẻ đang còn sung mãn khác, không chỉ với kinh nghiệm, mà còn cùng cả một bước tiến lớn về kỹ năng, với tuyệt kỹ trái một tay được anh nâng tầm hoàn hảo.

Đó là một ví dụ cho động lực trở lại của Ibra cho tới đầu năm 2018. Anh đã làm được nhiều điều phi thường và không tưởng trong sự nghiệp của mình. Không có lý do gì để fan của Zlatan không chờ đợi sự trở lại ngoạn mục của anh trong năm tới.
 

Bình luận mới